Nước trong môi trường tự nhiên: những hiểu biết cần thiết để phòng tránh rủi ro

Ở nước ta, nước gần như có mặt ở khắp mọi nơi. Vì vậy, mỗi khi cần giải nhiệt lúc trời nắng nóng, việc tìm đến nguồn nước tự nhiên (sông, hồ, ao, biển …) dường như là điều cũng hết sức tự nhiên và thuận lợi.

Tuy nhiên, thiên nhiên là không thể đoán trước! Vì vậy, để tận hưởng một cách an toàn các hoạt động giải trí trong và xung quanh các vùng nước tự nhiên, kiến thức về những rủi ro có thể có của các môi trường này và tôn trọng các đặc điểm không thể đoán trước của tự nhiên là cần thiết.

Trong bài viết này, tôi xin tổng hợp những điểm khác biệt giữa khu vực nước tự nhiên và hồ bơi, liệt kê những rủi ro liên quan đến từng loại khu vực để bạn phòng tránh và thực thi các quy tắc an toàn có liên quan.

Nuoc-gan-nhu-co-mat-o-khap-moi-noi

Sự khác nhau giữa khu vực nước tự nhiên và hồ bơi

Khu vực nước tự nhiên và hồ bơi có 10 điểm khác biệt cơ bản sau:

TT Sự khác biệt Hồ bơi Khu vực nước tự nhiên
1 Không gian Nước khu trú trong một diện tích được xác định rõ ràng Diện tích của khu vực chứa nước có thể rất rộng lớn
2 Độ sâu Được phân định rõ ràng Không xác định được
3 Nhiệt độ nước Thường ấm Thường lạnh và rất lạnh
4 Vật hỗ trợ nâng đỡ, bám víu dưới nước Có bệ đứng, dây phao, gờ tường Không có gì
5 Giám sát Có nhân viên cứu hộ Thường không có nhân viên cứu hộ
6 Dòng chảy Không có dòng chảy Thường có dòng chảy nguy hiểm, thậm chí có nước xoáy
7 Chất lượng nước Nước trong (thấy đáy hồ) + Ít có yếu tố gây ô nhiễm Nước đục (không thấy đáy) + Nước có thể bị ô nhiễm
8 Lối lên xuống Có cầu thang lên xuống Không có lối lên xuống cụ thể
9 Mặt đất Được lát gạch không trơn, bằng phẳng, ổn định Mặt đất có thể dốc, trơn hoặc có thể lún sụp đột ngột
10 Các mối nguy hiểm dưới nước Không có Có đá, vật kim loại, kính vỡ, rong rêu, sinh vật sống

Phong Chung tổng hợp

Bảng trên cho thấy: hồ bơi khác với khu vực nước tự nhiên rất lớn. Chỉ bơi được chút đỉnh trong hồ bơi mà cho rằng mình có thể an toàn khi bơi ngoài sông nước tự nhiên thì chẳng khác nào mới học lớp 1 mà đòi đậu Đại học! Rớt là cái chắc!

Những rủi ro liên quan đến từng loại hình sông nước khác nhau

Gần như mọi cộng đồng đều có một số loại nước tự nhiên, như kênh, ao, lạch, suối, sông, hồ chứa, khu vực đầm lầy hoặc bờ biển có thể dễ dàng tiếp cận. Dễ dàng tiếp cận với môi trường nước tự nhiên, kết hợp với sự độc lập ngày càng tăng của trẻ lớn và thanh thiếu niên, có thể làm cho những môi trường này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em đủ lớn để tự mình khám phá.

Vì lý do này, việc nhận biết các rủi ro liên quan đến từng loại hình sông nước khác nhau là điều quan trọng để phòng tránh.

Tôi cũng đưa thêm link các báo đưa tin về những trường hợp đuối nước gần đây ở từng loại hình như một case study để bạn đọc tham khảo.

Sông, suối, lạch

Mối nguy hiểm Người tắm sông, tắm suối dễ bị
+ Độ sâu không xác định và có thể thay đổi đột ngột

+ Bờ sông có thể dốc, trơn hoặc đổ sụp đột ngột

+ Dòng chảy có thể không nhìn thấy được trên bề mặt, nhưng lại khá mạnh bên dưới bề mặt.

+ Có thể có đá, vật kim loại, rong rêu dưới mặt nước.

– Hụt chân xuống vùng nước sâu

– Trượt chân té xuống nước

– Bị dòng chảy đánh bật chân khỏi mặt đất hoặc cuốn ra xa bờ

– Chân bị mắc kẹt hoặc vướng vào vật chìm dưới nước làm mình bị ngã

 

Case study:

Hải Phòng: Chơi bên sông, nam sinh lớp 6 đuối nước

Bốn nữ sinh lớp 8 tắm hồ chết đuối

Con-song-co-the-co-do-sau-khong-xac-dinh-duoc

Kênh, rạch

Mối nguy hiểm Người tắm kênh, rạch dễ bị
+ Nước sâu, thường bị ô nhiễm và đen ngòm.

+ Có thể có các vật kim loại và kính vỡ.

+ Thường không có lối lên xuống rõ ràng

– Bệnh ngoài da

– Đạp phải vật nguy hiểm

– Khó trèo lên.

 

Case study:

Vụ 2 trẻ đuối nước thương tâm trên kênh: Làm rõ vì sao lan can bị khuyết

Thanh Hóa: 4 người chết đuối trong hơn 1 tháng ở kênh “tử thần”

Kenh-thuong-khong-co-loi-len

Ao, hồ

Mối nguy hiểm Người tắm ao, hồ dễ bị
+ Nước thường đục, khó nhìn thấy bên dưới bề mặt.

+ Đáy hồ và ao có thể có đá, khúc gỗ chìm hoặc mảnh vụn, thực vật và kính vỡ.

+ Có thể có nhiều loại động vật hoang dã sinh sống (rắn, rùa, cá sấu, đĩa …)

– Hụt chân

– Đạp phải vật nguy hiểm

 

– Có thể bị động vật khác gây thương tích

 

Case study:

Phòng ngừa đuối nước tại các ao, hồ vùng nông thôn

3 cháu bé chết đuối tại ao nước hàng xóm

Biển

Mối nguy hiểm Người tắm biển dễ bị
+ Sóng, đặc biệt sóng gần bờ đá, rất nguy hiểm

+ Dòng chảy. Có 2 loại: dòng chảy dọc bờ (chảy song song với bờ) và dòng chảy rút xa bờ (rút nước và cả người bơi ra khỏi bờ rất nguy hiểm)

– Sóng quật ngã

– Bị dòng chảy rút xa bờ mang ra xa khỏi bờ

Cách an toàn nhất là chỉ bơi tại một bãi biển có giám sát. Không chỉ có nhân viên cứu hộ, mà các khu vực bãi biển an toàn nhất còn được bao bọc bởi các dây cờ để người bơi có thể bơi an toàn ở giữa.

Case study:

Đi tắm biển, người đàn ông bị đuối nước tử vong

2 du khách chết đuối khi tắm biển tại Mũi Né

Nhung-con-song-lon-gan-bo-da-rat-nguy-hiem

Hành vi đúng khi gặp vùng nước tự nhiên

Đó là: Dừng lại và suy nghĩ để quyết định mình có nên xuống nước hay không. Tự vấn những câu hỏi sau:

  • Bờ có lún sụt gây nguy hiểm cho mình không?
  • Nước có thể lạnh không?
  • Có thể có vật lạ dưới mặt nước không? Độ sâu nước có xác định được không?
  • Nước có chuyển động ngầm dưới mặt nước không?
  • Có chỗ lên, xuống không?
  • Có ai bơi cùng mình không?
  • Có ai giám sát không?
Dung-lai-va-suy-nghi

Kết luận:

Môi trường nước và các hoạt động dưới nước làm phong phú thêm cho cuộc sống của chúng ta. Tận hưởng một ngày trên bãi biển, câu cá dọc bờ sông, vui đùa ở một ao nhỏ nào đó là những cách tuyệt vời để giải trí. Tuy vậy, chúng có thể có những rủi ro nhất định. Chìa khóa để có thời gian vui vẻ và an toàn trong môi trường nước tự nhiên là “chậm nhịp lại một chút” để tự rà soát xem có những rủi ro tiềm ẩn nào và sau đó mới quyết định xem mình có nên xuống nước hay không

Tan-huong-mot-ngay-vui-that-an-toan

Muốn an toàn nước, các bạn phải có kiến thức phòng tránh đuối nước để không tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm dẫn đến đuối nước

Biết cách phòng tránh từ xa mới là thượng sách.