Mục lục bài viết
Trước đây, mỗi khi nói đến giải pháp ngăn ngừa nước vào tai khi bơi, mọi người nghĩ ngay đến “nút bịt tai”. Điều đó bình thường vì nút bịt tai trước đây gần như là giải pháp duy nhất và không có giải pháp thay thế.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, ngoài “nút bịt tai”, thị trường đã có thêm một sản phẩm ngăn ngừa nước vào tai khi bơi, đó là “bình xịt chống thấm nước cho tai”. Vì là sản phẩm mới nên nhiều người vẫn còn lạ lẫm và chưa có “hình ảnh” của chai xịt này trong đầu khi nghĩ đến việc bảo vệ tai của mình khi bơi.
Nói về bình xịt này, chắc tôi dùng luôn thương hiệu “Ear Pro” cho gợi nhớ và ngắn gọn, cũng tương tự như khi mình nói về nước ngọt có ga mà nói thẳng luôn “Coca Cola”,”Pepsi”, “7 Up” … thì ai cũng biết đó là nước ngọt có ga vậy. Còn nói về nút bịt tai, do có nhiều thương hiệu, nên tôi sẽ gọi chung là Earplugs.
Sự khác biệt đầu tiên dễ nhận thấy, đó là tính thẩm mỹ.
Các bạn hình dung tai vào nước cũng giống như nhà bị thấm dột. Thấm dột làm cho tường bê tông bị thấm và hư hại đến cấu trúc bên trong; tương tự như tai bị đọng nước lâu ngày sẽ làm cho ống tai bị nhiễm trùng.
Việc chống thấm cho ngôi nhà thường có 2 giải pháp: dùng một tấm tôn hoặc tấm dán kim loại to hơn chổ dột để dán đè lên (tương tự như Earplugs), hoặc sử dụng các loại sơn chống thấm, sơn lên các mặt chỗ mái nhà bị dột (tương tự như Ear Pro). Đứng về mặt thẩm mỹ, dùng sơn chống thấm sẽ đẹp hơn và không làm thay đổi vẻ ngoài của nơi được chống thấm. Cũng vậy, khi các bạn dùng Ear Pro, tai bạn được bao bọc bởi lớp màng “vô hình” hết sức tự nhiên, chứ không “hữu hình” như khi bạn dùng Earplugs.
Sự khác biệt thứ hai, đó là sự cảm nhận
Nói chung, mọi người thường ngại đưa “vật lạ” vào cơ thể. Vì vậy, giữa việc “nhét một nút bằng silicone vào tai” và “xịt một dung dịch vào tai” có một sự khác biệt rõ về mặt cảm nhận.
Dù chỉ nhét nút vào một đoạn ngắn trong lỗ tai nhưng có người sẽ cảm thấy hơi khó chịu, một số người có thể bị dị ứng với silicone. Trong khi đó, chất dung dịch xịt vào tai của Ear Pro có hương thơm nhẹ, không gây khó chịu hoặc kích ứng cho tai.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khi phải chọn lựa giữa sự khó chịu khi nước vào tai và sự khó chịu khi nhét nút vào tai, người ta thường chọn “nhét nút vào tai” hơn, và qua thời gian, người ta cũng thích nghi dần với sự hơi khó chịu này.
Sự khác biệt thứ ba, đó là hiệu quả bảo vệ và “tác dụng phụ”
Về hiệu quả bảo vệ tai không bị vào nước: do hình thù và kích thước tai của mỗi người khác nhau nên nếu lựa chọn không đúng, Earplugs có thể không khít với lỗ tai, ảnh hưởng đến hiệu quả ngăn nước vào tai. Trong khi đó, các bạn chỉ cần nghiêng đầu, ấn đầu bình xịt Ear Pro, nhẹ nhàng mát xa tai ngoài là dung dịch sẽ bao phủ đều ống tai, bất kể tai của bạn to hay nhỏ! Lớp dung dịch bao phủ này chính là lớp màng ngăn nước vào tai của bạn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều cần lưu ý rằng lớp dung dịch bảo vệ này chỉ có tác dụng trong vòng 2 giờ tiếp xúc với nước, nhưng theo tôi, đối với những người bơi phổ thông, 2 giờ là quá đủ cho một buổi tập luyện hoặc giải trí thông thường.
Về tác dụng phụ: Earplugs có nhiều “tác dụng phụ” không mong muốn như: làm bạn thấy khó nghe hơn, có thể bị rơi mất khi bơi và có thể làm một số bạn khó giữ thăng bằng hơn. Việc khó nghe hơn sẽ làm cho bạn khó lắng nghe hướng dẫn của nhân viên cứu hộ, của giáo viên hướng dẫn, của những người cùng bơi hoặc các tín hiệu cảnh báo tiềm ẩn. Còn khi bị ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng, bạn có thể có cảm giác chóng mặt hoặc mất phương hướng. Những “tác dụng phụ” đó sẽ không xảy ra khi bạn sử dụng Ear Pro.
Sự khác biệt thứ tư, đó là tính tiện dụng
Bạn cần có vài lần “thử và sai” để lựa chọn được Earplugs phù hợp cho bơi và khít với tai mình. Về mặt sử dụng, Earplugs hầu như luôn đi kèm với hộp đựng vì chúng cần được rửa sạch, giữ khô và bảo quản đúng cách (bạn quăng lung tung trong túi xách rất dễ bị thất lạc hoặc rơi mất!). Ngoài ra, do Earplugs cũng khó ngăn được nước vào tai 100% nên sau khi bơi, bạn vẫn phải có thêm những công đoạn để giữ tai khô như nghiêng đầu cho nước chảy ra, lau khô tai bằng khăn mềm hoặc sử dụng thêm thuốc nhỏ tai.
Ear Pro có công đoạn sử dụng đơn giản hơn 1 chút: nghiêng đầu, xịt nhẹ vào tai, mát xa tai ngoài để dung dịch phủ đều. Thế là xong. Ear Pro tiện dụng hơn Earplugs một chút về công đoạn bảo quản và giúp bỏ bớt được một số bước làm khô tai sau khi bơi.
Kết luận:
Earplugs hay Ear Pro? “Bịt” hay “xịt”? Tùy bạn lựa chọn. Những nhận xét của tôi có thể đúng với người này, nhưng không đúng với người khác. Bài viết chủ yếu giúp bạn có những cơ sở để lựa chọn một thiết bị bảo vệ tai thông dụng trong bơi lội.
Chúc bạn luôn vui khỏe trong hành trình bơi lội của mình.